Dạy trẻ kỹ năng chống xâm hại tình dục như thế nào?
rẻ cần được cung cấp thông tin để từ đó nâng nhận thức lên, để các em biết cách tự ứng xử với những nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Sưu tầm: bbCat (DATA4KID)
Thời gian qua, dư luận thực sự lo ngại
trước hiện tượng nhiều trẻ em gái bị xâm hại tình dục, thậm chí có
trường hợp bị “yêu râu xanh” sát hại. Đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện
tượng trên và các bậc cha mẹ phải làm gì, cũng như giúp các em có kiến
thức, kỹ năng sống để bảo vệ mình?.
Phóng viên VOVonline phỏng vấn bà Trần
Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; nguyên Bộ
trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Bà Trần Thị Thanh Thanh |
PV: Thưa bà, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ em gái bị xâm hại tình dục thời gian qua?
Bà Trần Thị Thanh Thanh:
Theo tôi, một sự việc, hiện tượng có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên
nhân trực tiếp và có nguyên nhân sâu xa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ
em gái bị xâm hại tình dục vừa qua cho thấy, những đối tượng xâm hại
trẻ em lại không phải ai xa lạ mà thường là những người thân, những đối
tượng ở gần trẻ em trong cộng đồng.
Họ là ai? Chính là những người mà trẻ em
tin tưởng như thầy giáo, chú bác, ông, láng giềng, thậm chí là cha
dượng, hoặc có trường hợp là cha đẻ… Vậy tại sao, những người tưởng
chừng như rất thân quen với các em lại có thể hành động như vậy? Theo
tôi, một phần xuất phát từ nhu cầu tình dục, song nguyên nhân sâu xa
chính là họ bị kích thích quá nhiều bởi phim ảnh. Bên cạnh đó, do thói
quen nhậu nhẹt rồi không kiểm soát được “bản năng” của họ.
Có một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là
chúng ta chưa giáo dục một cách đầy đủ đối với trẻ em, để các em biết
tự bảo vệ bản thân. Thế nên, hầu hết trẻ em gái thường bị động, thậm chí
không biết mình bị rơi vào những hoàn cảnh này. Do đó, chúng ta cần có
chương trình giáo dục phổ biến về cách trẻ em tự bảo vệ trước những hành
vi, cử chỉ… có biểu hiện xâm hại.
Đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy, mỗi năm có tới hơn 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục. Đáng chú ý, số lượng trẻ em từ 4-5 tuổi bị xâm hại tình dục tăng và có trường hợp bị nhiều đối tượng hiếp dâm cùng lúc, hoặc quan hệ tình dục nhiều lần trong một ngày. Trong 8 năm (từ 2005 – 2012) đã có 720 trẻ em ở TP HCM đã bị xâm hại tình dục, trong đó có cả bé gái lẫn bé trai. Nhóm tuổi bị xâm hại tình dục nhiều nhất là 13 - 16.
Trẻ em gái là đối tượng dễ bị xâm hại (Ảnh có tính chất minh họa) |
PV: Hiện chúng ta vẫn còn khoảng
trống trong giáo dục trẻ phòng tránh trước nguy cơ bị xâm hại tình dục,
vậy chúng ta cần tập trung vào vấn đề gì, thưa bà?
Bà Trần Thị Thanh Thanh: Trong giáo dục trẻ em, chúng ta có chương trình giáo dục kỹ năng sống, tuy nhiên các kiến thức đấy có lẽ hơi xa với thực tế cuộc sống, nặng về lý thuyết mà không dạy cho trẻ em kỹ năng biết phân tích, nhận xét, ứng xử với sự việc và các tình huống xảy ra.
Bà Trần Thị Thanh Thanh: Trong giáo dục trẻ em, chúng ta có chương trình giáo dục kỹ năng sống, tuy nhiên các kiến thức đấy có lẽ hơi xa với thực tế cuộc sống, nặng về lý thuyết mà không dạy cho trẻ em kỹ năng biết phân tích, nhận xét, ứng xử với sự việc và các tình huống xảy ra.
Tôi được biết, một số tổ chức phi chính
phủ và trong nước có những chương trình giáo dục mang tính ứng dụng cao,
gắn với thực tiễn, cụ thể và hợp với trình độ trẻ em và trình độ phổ
thông. Tuy nhiên, những chương trình dạng này chưa được phổ biến rộng
rãi mà chỉ dựng lại ở những nơi có dự án.
Tôi rất mong những tài liệu này được Bộ
Giáo dục và đào tạo nghiên cứu, có thể phổ cập được vào trong nhà
trường. Khi trẻ em có kỹ năng biết tự bảo vệ mình thì các em không những
chỉ bảo vệ khỏi bị xâm hại tình dục, mà có thể bảo vệ nhiều khía cạnh
khác.
PV: Theo bà, các bậc phụ huynh phải làm gì để bảo vệ con mình?
Bà Trần Thị Thanh Thanh: Tôi
nghĩ, trong phương pháp giáo dục hiện nay, chúng ta không nên áp đặt
các cháu phải như thế này hay thế kia, mà trẻ cần được cung cấp thông
tin, từ đó nâng nhận thức của trẻ lên để các em biết cách tự ứng xử.
Tôi mong muốn cùng với việc giáo dục cho
trẻ em, những chương trình giáo dục cho cha mẹ, gia đình cần được phổ
biến rộng rãi hơn. Hiện chúng ta có rất nhiều cơ quan đoàn thể như hội
phụ nữ, thanh niên, đoàn đội… song cũng cần xem lại các tổ chức này đã
phát huy hết được chức năng, nhiệm vụ của mình chưa?
Chúng ta cũng cần tăng cường các chương
trình giáo dục cho gia đình. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đang xây
dựng nhiều chương trình, in ấn và phổ cập nhiều tờ rơi để cung cấp cho
các gia đình và trang bị kiến thức cho chính các em.
Ví dụ như các trẻ mẫu giáo, trẻ cấp 1
cần phải được huấn luyện để biết rằng ai được phép đụng chạm vào các bộ
phận trên cơ thể các cháu, đụng vào bộ phận nào và các cháu phải đẩy ra,
lên án cũng như tránh xa những người có ý đồ sàm sỡ các cháu.
Trần Quang Hoài - hung thủ đã giết bé gái 4 tuổi và xâm hại bé 8 tuổi tại Sơn Tây, gây bức xúc trong dư luận thời gian qua |
Chị Phạm Tuyết Mai (Yên Trường – Yên Định – Thanh Hóa): Tôi có con gái năm nay vào lớp 1. Tôi luôn căn dặn cháu những kỹ năng tự bảo vệ mình như khi muốn đi vệ sinh thì phải báo cho người lớn biết, nếu thấy người lạ cho kẹo rồi rủ đi đâu đó thì không được đi; nếu họ có biểu hiện bất thường, tiến lại gần mà không có cha mẹ ở bên cạnh thì phải la lớn cho mọi người biết. Bố mẹ đi vắng mà có người lạ muốn vào nhà thì không được mở cửa. Tôi cũng không bao giờ cho con gái sang nhà hàng xóm một mình.
PV: Việc huấn luyện cho người lớn để từ đó giúp trẻ tránh xa những nguy cơ bị xâm hại phải được tiến hành như thế nào, thưa bà?
Bà Trần Thị Thanh Thanh: Tôi
nghĩ đây là vấn đề mà các nhà hoạt động chính sách cần phải quan tâm để
ý. Chúng ta có ngân sách, có nhiều lớp tập huấn, đủ cơ quan đoàn thể,
tuy nhiên cũng cần xem lại hiệu quả và đối tượng được hưởng thụ từ những
hoạt động đó. Thông thường, những chương trình như thế chỉ dừng lại ở
cấp trung gian như cán bộ tỉnh, huyện hoặc xã. Còn lực lượng rất đông
đảo là những người gắn với các gia đình, các thôn xóm… thì lại chưa được
tập huấn.
Do đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
đang có những chương trình hướng đến các đối tượng ở thôn, bản, các nhóm
gia đình để dự án có thể đến được với trẻ em. Hội cũng đang xây dựng
đội ngũ nòng cốt, các câu lạc bộ kết nối trẻ em, câu lạc bộ phóng viên
nhỏ… để huấn luyện cho trẻ.
PV: Xin chân thành cảm ơn bà!./.Theo website Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Số vụ xâm hại tình dục trẻ em giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 58,8% tổng số vụ xâm hại trẻ em, tăng 6,4% so với giai đoạn 2001-2005. Tính chất của các vụ xâm hại trẻ em ngày càng đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức như: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em… Có tới 70% nạn nhân bị xâm hại bởi người quen, thậm chí chính là người thân, máu mủ, ruột rà. Nhiều em bị xâm hại nhiều lần dẫn đến có thai. Phần lớn trẻ bị lạm dụng tình dục không dám nói với cha, mẹ vì bị dọa nạt, bị bắt im lặng bằng vũ lực hay những lời đe dọa.Nguồn: VOV
Sưu tầm: bbCat (DATA4KID)
0 Response to "Dạy trẻ kỹ năng chống xâm hại tình dục như thế nào?"
Đăng nhận xét