10 CÁCH TỐT NHẤT XỬ LÝ CƠN NÓNG GIẬN CỦA TRẺ


Bài trước đã phân tích biểu hiện và các mức độ khi trẻ nổi cơn tức giận nóng nảy. Bạn có thể tìm hiểu ở bài theo đường link dưới đây:


Bài này sẽ cung cấp 10 hướng dẫn thực hành dưới đây giúp các bậc cha mẹ, những người muốn tìm hiểu cách để đối phó với sự ngang bướng và cơn thịnh nộ của trẻ 2-3 tuổi.


Từ một số nghiên cứu, các hướng dẫn sau đây được đề nghị để xây dựng cho trẻ sự tự chủ và lòng tự trọng.

1.     Tìm hiểu để đối phó cơn nóng giận của chính bạn và của người khác:


Khi cha mẹ nhận thấy những đứa trẻ của họ không có kỷ luật hoặc làm những việc mà họ không mong đợi, họ thường giận dữ và phản ứng một cách sai lầm. Hãy bắt đầu với chính mình. Khi bạn bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự tức giận của mình và có thể kiểm soát hiệu quả các xung đột với trẻ. Ví dụ: “Bây giờ mẹ rất giận con khi con phá tung phần ngũ cốc của con trên cái bàn sạch sẽ, mẹ đang rất muốn đánh con. Nhưng mẹ sẽ không làm như thế, vì vậy mẹ sẽ ra ngoài và trở lại sau khi mẹ đã bình bĩnh hơn.”

2.     Đánh lạc hướng trẻ
Khi một trẻ có hành vi sai trái, một phụ huynh bình tĩnh đôi khi có thể điều chỉnh được hành vi của trẻ: “Đây là một bát nước ấm, đặt nó ra bên ngoài nơi mà con muốn làm tung tóe mọi thứ lên.”

3.     Nhanh chóng và ngắn gọn với các quy tắc:


Một kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng là: đem trẻ ra khỏi phòng ngay lập tức và bỏ mặc nó trong 2–5 phút. Điều này cũng cho bạn thời gian để có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Chỉ 2-5 phút là đủ, giảng dạy không cần thiết. Trong trường hợp hiếm hoi, nó có thể rất hữu ích trong việc nắm giữ tự nhiên con của bạn.

Hãy nhất quán trong các quy tắc thực thi, đặc biệt với những độ tuổi lớn hơn (tuổi đi học). Ví dụ: “Mẹ để con trong phòng của con cho đến khi nào con bình tĩnh lại và sẵn sàng nói chuyện một lần nữa”, “Mẹ muốn con đi đến phòng của con ngay bây giờ và ở đó cho đến khi con đã sẵn sàng để đi ra và dùng lời nói để hỏi những gì con muốn thay vì phun nước bọt của con vào người khác.”


4. Hãy thử khám phá lý do của sự tức giận hay cơn ngang bướng của trẻ:



Những gì chúng muốn và không nhận được? Những lý do để trẻ em có cơn giận giữ nóng nảy khác nhau: để có được sự chú ý, để có được một ai đó lắng nghe,  vì có điều gì đó mà bé không muốn làm, trừng phạt cha mẹ vì đi vắng mà bỏ rơi bé, vì muốn chứng tỏ quyền lực của mình, vì sợ bị bỏ rơi…

Hãy để con bạn biết hành vi này là không thể chấp nhận được và hãy nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh. Ví dụ: “Bây giờ chúng ta đang ra khỏi cửa hàng và chúng ta hãy bình tĩnh lại, nói đi nào. Mẹ nghĩ rằng con nổi giận với mẹ vì mẹ đã nói không khi con đòi mua kẹo, phải không?” “Được thôi nếu con muốn giận mẹ. Nhưng ăn vạ và la hét rằng con muốn kẹo là không được. Việc đó sẽ không làm mẹ mua kẹo cho con” .

5.     Tránh làm trẻ xấu hổ về việc trẻ đã nổi cơn thịnh nộ


Trẻ em trong một gia đình bình thường được phép thể hiện tất cả các cảm xúc của chúng, cho dù chúng đang vui vẻ hay là khó chịu. Chúng không đáng bị chỉ trích hay trừng phạt vì đã thể hiện cảm xúc thành thật của mình, bao gồm cả sự tức giận. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng cha mẹ làm xấu hổ con em của mình khi chúng nổi giận có thể dẫn đến một ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ.

Trẻ sẽ dần mất đi sự nhạy cảm sẵn sàng thông cảm với nỗi đau khổ của những người khác. Ví dụ: “Bây giờ nghe như con đang rất giận dữ. Mẹ cũng giận lắm nếu có ai đó làm hỏng quần áo của mẹ như bạn đó đã làm với con.”

6.     Dạy trẻ về mức độ và cường độ của sự giận dữ:


Bằng cách sử dụng những từ ngữ khác nhau để mô tả cường độ của cảm giác tức giận. Ví dụ: khó chịu, trầm trọng, kích thích, thất vọng, tức giận, thịnh nộ, phát điên… Những đứa trẻ 2 tuổi rưỡi đã có thể học được rằng sự tức giận là một cảm giác phức tạp với nhiều mức độ khác nhau.

 Ví dụ: “Mẹ khó chịu khi lẽ ra mẹ đã có một bữa ăn nóng sốt thì phải đợi vì lý do con đến ăn trễ.” “Người đàn ông đó rất tức giận – Mẹ nghĩ rằng ông ta đang thịnh nộ khi ai đó dám phun sơn vẽ tường lên công ty ông ta.”

    7.    Thiết lập giới hạn rõ ràng. Kỳ vọng cao về sự kiểm soát cơn nóng giận, phù hợp với độ tuổi, thói quen và tính tình con của bạn:


Là cha mẹ, chúng ta lúc nào cũng tức giận nếu chúng ta mong đợi đứa trẻ một tuổi của chúng ta đi vệ sinh đúng cách, đứa trẻ hai tuổi thì có thể nói chuyện như một đứa trẻ năm tuổi thay ăn vạ và nóng giận, đứa tám tuổi nhút nhát thì sống như một cuộc sống tiệc tùng của một nhà ảo thuật, đứa mười lăm tuổi tự ti vứt sự buồn chán của mình và làm hội trưởng hội học sinh.

 Ví dụ: “Mẹ muốn con hiểu rằng ổn thôi nếu con tức giận, nhưng không ổn tý nào nếu con đá vào người khác” “Mẹ hy vọng con giúp đỡ mẹ, kiểm soát sự tức giận của con mà không cần đánh, cắn hoặc khạc nhổ. Mẹ hy vọng con phải trung thực và nghĩ cho người khác, làm những gì tốt nhất ở trường, hỏi những điều con muốn, và đối xử với người khác như con muốn được đối xử”.

8.     Nhắc nhở, khen thưởng hành vi đúng đắn của trẻ:


Dạy con của bạn làm những điều đúng là tốt hơn và dễ dàng hơn thay vì liên tục trừng phạt hành vi xấu. Trẻ em bị trách mắng thường cố ý lặp đi lặp lại những hành động sai. Bởi vì chúng hiểu được rằng đó là cách tốt nhất để có được sự chú ý của chúng ta, đặc biệt nếu chúng ta có xu hướng quá độc đoán với trẻ. Ví dụ:”Mẹ thật sự thích cách con hỏi bác Charlie chơi bóng với con” ”Cám ơn con yêu, vì con đã gọi báo trước cho mẹ hỏi xin khi con thay đổi kế hoạch của mình và đi đến nhà bạn sau giờ học.”

9.     Duy trì sự giao tiếp cởi mở với con bạn


Nhất quán, kiên quyết thực thi các quy tắc và giải thích các lý do của quy tắc của bạn để con bạn có thể hiểu được một cách rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng nên lắng nghe các phản đối của con mình. Ví dụ: “Nghe như có vẻ con tức giận các quy tắc của trường về việc con không thể mặc quần short, mang dép và bỏ áo ngoài thùng khi đến trường”.

        10. Dạy cho con bạn sự hiểu biết, sự đồng cảm bằng cách: cho bé biết những tổn thương mà hành động của bé đã gây ra cho người khác.


Để trẻ nhìn mọi thứ từ góc độ quan điểm của người khác. Những đứa trẻ sẽ cảm thấy hối hận khi làm tổn thương người khác. Kỷ luật giúp chúng có thể nhận biết đúng sai. Hãy nhớ rằng, một cảm giác tội lỗi không kéo dài lâu, đặc biệt với một đứa trẻ. Ví dụ: “Chúng ta hãy xem nếu chúng ta có thể tìm ra những gì đã xảy ra. Đầu tiên con lấy con búp bê của bạn ấy. Bạn ấy đến và đánh con. Sau đó con đã đánh bạn ấy lại.”

Ngoài các giai đoạn tức giận

Hầu hết các cơn giận dữ và ngang bướng đến và đi khi mà trẻ em và thanh thiếu niên đã phát triển khả năng của chúng để sử dụng ngôn ngữ và giải quyết các vấn đề bằng lời nói. Nhưng đôi khi bạo lực học đường có thể xảy ra và báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn. Đôi khi để chữa trị được điều đó cần đến sự chuẩn đoán của các bác sĩ hay nhà tâm lý học.

Nếu một ai đó bị tổn thương hoặc nếu bạn sử dụng những gợi ý trên đây mà vẫn không có hiệu quả, thì đó là lúc cần đến sự trợ giúp chuyên nghiệp. Hãy hỏi các bác sĩ tư vấn hoặc nhà tâm lý làm việc trong lĩnh vực trẻ em. 

Nguồn: www.ext.colostate.edu
Dịch: bbCat (DATA4KID)
Biên tập: HSK (DATA4KID)
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • Twitter
  • RSS

0 Response to "10 CÁCH TỐT NHẤT XỬ LÝ CƠN NÓNG GIẬN CỦA TRẺ"

Đăng nhận xét