LÀM THẾ NÀO GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ
Chúng ta
đang sống trong một thế giới mà các bé đều là Anh-xtanh, nơi mà các ông bố bà mẹ thi
nhau cho con vào học các lớp học ngôn ngữ hay âm nhạc tốt nhất hay cho các bé
yêu còn chưa đến tuổi đi học đọc hay chơi các bản công-xéc-tô. Các học sinh, từ
lớp một cho đến đại học đều có một lịch học dày đặc và phải nỗ lực rất nhiều.
Và ai cũng muốn con mình thông minh tài giỏi. Dưới đây là một vài gợi ý
có thể áp dụng để nuôi dạy con thông minh:
Bước 1
Hãy
luôn thư giãn và tin tưởng ở khả năng học tập bẩm sinh của con bạn. Rất nhiều
ông bố bà mẹ cho rằng con họ cần phải được hướng dẫn một cách bài bản và tham
gia các lớp học quy củ ngay từ khi còn tấm bé. Đừng như vậy, bạn có thể hoàn
toàn thoải mái và không cần lo lắng nữa. Hãy nghĩ tới tất những gì con bạn đã
học và sẽ học mà không cần có sự giúp đỡ. Chẳng hạn, bé có thể học đi mà không
cần bạn giúp. Bé có thể học nói những ngôn từ phức tạp bằng cách quan sát và va
chạm mà không cần ai hướng dẫn. Nếu bạn lùi lại và để bé tự học, bé sẽ học
được. Sự thật là không thể ngăn cản một đứa trẻ khỏi việc học hỏi.
Bước 2
Chia
sẻ thế giới với con bạn. Con bạn học hỏi được nhiều điều về thế giới xung quanh
thông qua trải nghiệm. Không có một cuốn sách giáo khoa hay lớp học nào có thể
thay thế việc trẻ thực hành khám phá và trải nghiệm để rồi thu nhận. Hãy cung
cấp cho trẻ thật nhiều cơ hội để trẻ khám phá thế giới. Hãy đưa trẻ đến các
viện bảo tàng, công viên, các khu bảo tồn thiên nhiên, thư viện, buổi hòa nhạc,
các hội diễn, hội chợ, nhà hát và các chương trình văn nghệ khác.
Bước 3
Hãy
đi theo sự dẫn dắt của chính con bạn. Đừng sập cánh cửa khám phá trước mắt bé
bằng cách đưa ra những nhận xét khắt khe về điểm số của bé. Con người học được
nhiều nhất khi được thúc đẩy bằng mục đích tự thân. Ví dụ, bé có thể học toán
thông qua việc nấu ăn, học lịch sử thông qua các trò chơi và học khoa học thông
qua việc nặn bùn làm những chiếc bánh kẹp để chơi .
Bước 4
Hãy
giảm đi các cơ cấu ngặt nghèo và để cho bé tự do phát triển. Trẻ dù ở tuổi nào
cũng cần có thời gian để đọc, để tìm hiểu và hấp thu. Đôi lúc bạn thấy bé dường
như là đang “chẳng làm gì cả” nhưng sự trầm lắng và sự có vẻ như chẳng gì cả đó
lại có thể là đại lộ dẫn tới những cuộc phiêu lưu vĩ đại và những khám phá mới
mẻ. Những đứa trẻ mà lịch học quá dày thường không có đủ năng lượng để mở rộng
và tìm tòi chính những niềm yêu thích của chúng.
Bước 5
Hãy luôn kể chuyện cho
trẻ. Với các bé còn ẵm ngửa và các bé đang chập chững, hãy kể chuyện về thế
giới cho chúng nghe. Chẳng hạn, kể chuyện cho trẻ khi bạn đang giặt quần áo,
hãy kể cho chúng nghe về công việc của bạn và những điều bạn thấy khi ra ngoài
đi dạo. Với những trẻ lớn hơn và các “teen”, hãy luôn giữ chúng trong tầm kiểm
soát của bạn. Điều này nghĩa là bạn hãy kể với chúng về một cuộc đời đầy thách
thức hay giải quyết, phân tích các vấn đề cùng với chúng. Hãy để chúng giúp đỡ
gia đình về mặt tài chính nếu có thể và kể cho chúng nghe các câu chuyện về gia
đình.
Bước 6
Cùng
đọc với con bạn. Việc đọc giúp mở ra một thế giới cho trẻ. Bạn có thể đọc
cho trẻ nghe ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Hãy bảo đảm rằng đọc là một thói
quen mỗi tối cho trẻ và nó sẽ không kết thúc cho đến khi bé tự đọc được. Đọc
một cuốn sách hay một sê-ri truyện thành tiếng và cùng nhau là một cách tuyệt
vời để gắn kết các thành viên trong gia đình, kể cả qua thời gian trẻ ở tuổi vị
thành niên. Đồng thời, hãy để trẻ cảm nhận niềm yêu thích của bạn với một cuốn
tiểu thuyết hay một cuốn truyện giả tưởng nào đó
Bước 7
Làm
gương cho trẻ. Hãy để trẻ thấy bạn theo đuổi niềm đam mê và mơ ước của bạn như
thế nào. Hãy để trẻ quan sát cách bạn giải quyết các vấn đề hay tìm ra câu trả
lời. Chia sẻ công việc của bạn với trẻ. Con bạn học qua những tấm gương và bằng
cách thể hiện rằng bạn học liên tục và trưởng thành liên tục, bạn sẽ giúp
chúng có được cảm giác tự do khi làm tương tự như bạn.
Bước 8
Đặt
câu hỏi cho con hoặc hỏi lại con. Hãy đặt những câu hỏi mà khơi gợi suy nghĩ
muốn khám phá ở bé nếu bạn cảm thấy những câu hỏi đó là thú vị và tự nhiên. Ví
dụ, “Con nghĩ là chú chim kia đang làm gì?” hoặc “Con nghĩ con tàu kia từ đâu
tới?” Thêm vào đó, thay vì trả lời, bạn có thể hỏi lại bé. Ví dụ nếu con bạn
hỏi bạn tại sao chim lại di trú vào mùa đông, bạn có thể hỏi lại bé, “Đó là một
câu hỏi hay. Con có ý tưởng nào không?”
0 Response to "LÀM THẾ NÀO GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ"
Đăng nhận xét