DẠY CON BẠN NHƯ THẾ NÀO VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH?


Bạn nên cho tiền con bạn như thế nào trong mùa lễ này?



Những đứa trẻ thật là dai dẳng khi chúng cứ bám lấy ta để hỏi xin những món quà mà chúng muốn. Kích cỡ quần áo của chúng thì thay đổi vài tháng một lần, nhưng sở thích của lũ nhóc lại cứ thay đổi xoành xoạch. Như vậy, nhiều người đã phải viện đến cách đơn giản nhất nhưng thiết thực là cứ cho tụi nhóc một số tiền, hay thường gọi là tiền mừng (hay tiền lì-xì trong dịp tết).



Bây giờ thì các bậc cha mẹ không biết chính xác khi nào thì những khái niệm về tiền mừng cho con của họ xuất hiện, nhưng những món quà bằng tiền này thật sự mang lại những cơ hội hoàn hảo để giáo dục con họ. Tiền mừng thường được cho đi với số lượng hợp lý và chỉ trong những dịp lễ đặc biệt – chỉ cần sắp xếp để dạy cho con bạn những điều cơ bản về quản lý tiền.

Khi nào thì làm điều đó
Trong quyển sách Rich Smart Kid, tác giả Robert Kiyosaki đã viết:”Tôi thường được hỏi câu hỏi sau: Ở tuổi nào thì tôi nên dạy con tôi về tiền bạc. Câu trả lời của tôi là: Khi con bạn bắt đầu trở nên quan tâm đến tiền bạc.”

Thật vậy, không bao giờ là quá sớm để dạy con bạn về tiền bạc. Càng sớm càng tốt, một đứa trẻ nên bắt đầu trải nghiệm và hiểu các khái niệm về tiền, chuẩn bị cho lúc chúng phải tự quản lý chi tiêu của mình.

Đọc những điều dưới đây để biết được rằng trẻ con thường tiếp cận và quan tâm như thế nào đến tiền theo độ tuổi của chúng:



Từ 5 đến 10 tuổi:
Trẻ em ở độ tuổi này thường thu thập tiền, đặc biệt là tiền xu mà không thật sự hiểu giá trị của chúng. Đây là thời điểm hoàn hảo để giải thích cho chúng biết sự khác biệt giữa tiền giấy và tiền xu, cùng giá trị của chúng.

Chia sẻ với con bạn quá trình kiếm tiền và sử dụng tiền để mua những thứ nhất định, nhấn mạnh các lựa chọn có thể mang lại sự tiết kiệm. Bạn thậm chí nên dắt bé đi cùng để mua một vài thứ nhỏ cần cho bé, ví dụ như kẹo hoặc hồ dán, để bé hiểu cách hoạt động của tiền.



Từ 11 – 15 tuổi:
Ở tuổi này trẻ em thường có cơ hội để “kiếm” được tiền riêng của chúng. Cơ hội này bao gồm như trông em, giúp ba mẹ những việc vặt trong nhà hoặc làm một số nhiệm vụ đơn giản khác. Các khoản phụ thu, thường nên được giới thiệu trong thời điểm này, phụ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của trẻ.

(Tiền thưởng và nhiệm vụ không nên gắn với nhau. Hoàn thành nhiệm vụ là trách nhiệm của đứa trẻ. Tiền thưởng chỉ là để khuyến khích trẻ học các bài học về tiền bạc mà chúng không muốn học.) Trẻ em ở độ tuổi này thì nhận được tiền thường xuyên hơn và thường thì chúng tiết kiệm một phần của chúng, ví dụ 25% và học được các kỹ năng quản lý tiền cơ bản.



16 tuổi trở lên
Thanh thiếu niên thì phải chịu chi phí tiêu xài lớn hơn và thường xuyên hơn, chẳng hạn như quần áo, bạn bè…Chúng cũng bắt đầu phải chi trả cho những khoản chi phí chúng sử dụng và bắt đầu ý thức nhiều hơn về chi phí.

Cho chúng một số tiền nhất định, đặt trong tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ATM, dạy chúng cách sử dụng ngân sách của mình và rằng tiền bạc là một nguồn tài nguyên giới hạn. Hãy chắc chắn rằng bạn theo dõi chi tiêu của chúng thường xuyên và cho chúng những lời khuyên hữu ích về cách chi tiêu.

Một vài lời khuyên cho bạn
            Kiên nhẫn là một tính tốt.
Cho dù là chai sữa hay thay tã, trẻ muốn được thỏa mãn ngay khi chúng cần chúng muốn và chúng được như vậy. Tuy nhiên với tiền thì lại khác, chúng cần hiểu được sự trì hoãn ham muốn của mình. Dạy cho chúng hiểu thế nào là nhu cầu và thế nào là ước muốn, và làm cách nào để hy sinh tạm thời để đạt được kết quả lớn hơn.

     Chỉ cho trẻ một ví dụ thực tế
Bài học dễ ghi nhớ nhất là hiển thị trực quan trong hoàn cảnh cụ thể.  Ví dụ nếu bạn hứa cho con bạn 500Đ cho mỗi 5000Đ tiết kiệm được, hãy đưa ra những thứ gì đáng giá 500Đ cho bé hình dung. Hãy cho bé thời gian đánh giá giá trị và giá cả của mỗi đồ vật, và tự quyết định mua với sự lựa chọn khôn ngoan của mình.



     Không đưa quá nhiều tiền tiêu vặt
Tôi luôn khuyến khích các bậc cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn như đồ ăn vặt mang theo, thay vì chỉ đưa tiền. Điều này đảm bảo rằng bé sẽ ăn được các thức ăn dinh dưỡng hơn và làm cho bé nhận thấy rằng tiền bạc là không dễ dàng.

    Đánh giá nhu cầu của trẻ
Những gì bạn làm với tiền  mừng của con bạn có thể phụ thuộc vào điều kiện gia đình bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính, có thể không còn cách nào khác là tiêu vào tiền mừng của con. Nhưng nếu gia đình bạn dư dả, cho bé tiền mừng là một lựa chọn tốt. Bạn nên nói về cách xử lý tiền và giải thích một cách dễ hiểu cho bé.

Nguồn: smartparenting.com
Dịch: bbCat (DATA4KID)
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • Twitter
  • RSS

0 Response to "DẠY CON BẠN NHƯ THẾ NÀO VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH?"

Đăng nhận xét