SỰ NGANG BƯỚNG VÀ CƠN THỊNH NỘ CỦA TRẺ 3 TUỔI
- Sự ngang bướng của trẻ thường xuất hiện ở độ tuổi từ 2-3 và có xu hướng giảm khi lên 4.
- 20%->83% trẻ từ 2 đến 4 tuổi có những cơn nóng giận bất chợt không thường xuyên.
Phản ứng của cha mẹ là rất quan trọng để kiếm soát những cơn thịnh nộ của trẻ. - Lúc này, bạn cần làm trẻ bình tĩnh lại, nói rõ những quy định, nhắc nhở và khen ngợi những hành động đúng của trẻ, dạy cho trẻ sự hiểu biết và đồng cảm với người khác.
- Tất cả các bậc cha mẹ chúng ta hoặc những người có liên quan đến trẻ và thanh thiếu niên đều có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ em. Nhưng làm như thế nào? Chỉ có cách là thực hiện chiến lược làm cha mẹ tốt và có kỷ luật càng sớm càng tốt.
Một trong những cơ hội tốt nhất để biết rằng bạn làm cha mẹ có hiệu quả không đó chính là khi những đứa trẻ ngang bướng và nổi cơn thịnh nộ. Nếu bạn có thể kiểm soát tốt những cơn nóng giận của con, bạn cũng có thể đối phó tốt với các tình huống dạy con khác.
Một trong những cơ hội tốt nhất để biết rằng bạn làm cha mẹ có hiệu quả không đó chính là khi những đứa trẻ ngang bướng và nổi cơn thịnh nộ. Nếu bạn có thể kiểm soát tốt những cơn nóng giận của con, bạn cũng có thể đối phó tốt với các tình huống dạy con khác.
CƠN NÓNG GIẬN CỦA TRẺ?
Cơn nóng giận của trẻ là một hành vi phổ biến ở trẻ mầm non, những đứa trẻ này chỉ có thể bày tỏ sự bực tức của chúng bằng cách nằm trên sàn nhà, đá chân, la hét và đôi khi nín thở. Những điều đó là những biểu hiện hết sức tự nhiên, đặc biệt khi các bé chưa thể dùng từ ngữ để bày tỏ nỗi thất vọng của chúng.
Cơn nóng giận của trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 2 đến 3, khi trẻ hình thành cảm giác “cái tôi” của mình. Trẻ mới biết đi là đủ để có một cảm giác của “tôi” và “tôi muốn”, nhưng là quá nhỏ để biết làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đó. Cơn thịnh nộ là kết quả của một ước muốn cao độ nhưng không có khả năng biểu đạt thành từ.
Cơn nóng giận của trẻ bắt đầu giảm khi lên 4 tuối. Những biểu hiện này xảy ra trong khoảng một năm. 20% đến 83% trẻ em ở độ tuổi này đều có những cơn nóng giận như vậy, ít nhất cũng vài lần.
Hầu hết bọn trẻ đều nổi cơn giận giữ này ở một nơi cụ thể với một người cụ thể. Chúng làm ra những biểu hiện công khai khi phải thấy câu trả lời “không” từ người lớn đối với những gì chúng đang mong muốn. Những biểu hiện xảy ra trong cơn thịnh nộ tùy thuộc vào mức độ giận dữ của trẻ và khả năng kiên nhẫn cùng kỹ năng nuôi dạy con của các bậc cha mẹ.
NGUYÊN NHÂN CỦA CƠN GIẬN DỮ?
Có nhiều nguyên nhân gây nên cơn giận dữ, nóng nảy hoặc ngang bướng của trẻ. Một số nguyên nhân là do các vấn đề về gia đình: kỷ luật không phù hợp, chỉ trích quá nhiều, cha mẹ quá bảo vệ hoặc lơ là, trẻ em không có đủ tình yêu và sự chú ý của cha mẹ, các vấn đề của cuộc hôn nhân, gặp gỡ người lạ, sự cạnh tranh giữa anh chị em, các vấn đề về việc biểu lộ cảm xúc bằng từ ngữ, bệnh tật…
Ngoài ra, nguyên nhân của cơn giận giữ nóng nảy còn bao gồm cả trẻ đói và mệt.
Ngoài ra, nguyên nhân của cơn giận giữ nóng nảy còn bao gồm cả trẻ đói và mệt.
Trẻ em có những cơn giận giữ ngang bướng thường có các vấn đề bệnh lý khác như mút ngón tay, đái dầm và ngủ không ngon. Nếu những hành vi này xảy ra, hoặc nếu con của bạn có các cơn giận giữ nóng giận kéo dài hơn 15 phút hoặc xảy ra ba lần một ngày, trẻ nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 4 tuổi, bạn hãy tìm sự giúp đỡ từ một bác sĩ gia đình, một nhà tâm lý, hoặc một chuyên viên trị liệu hôn nhân gia đình.
Hãy nên tìm kiếm và thử một số phương pháp điều trị hơn là chọn một phương pháp độc quyền. Cách tiếp cận chữa trị tốt nhất là sự thay đổi trong hành vi hoặc hệ thống tư duy của gia đình. Một cách tiếp cận khác nữa là sự can thiệp nghịch lý.
Hãy nên tìm kiếm và thử một số phương pháp điều trị hơn là chọn một phương pháp độc quyền. Cách tiếp cận chữa trị tốt nhất là sự thay đổi trong hành vi hoặc hệ thống tư duy của gia đình. Một cách tiếp cận khác nữa là sự can thiệp nghịch lý.
Đôi khi cơn nóng giận của trẻ 3 tuổi là sự khởi đầu cho việc không vâng lời, sự nổi loạn và hung hăng khi trẻ lớn lên sau này. Tại trung tâm học tập xã hội Oregon, các cậu bé nổi loạn của các gia đình bạo lực đã được nghiên cứu. Một mẫu quan sát phức tạp đã được quan sát bao gồm:
· Cha mẹ có gặp rắc rối với một số sự kiện căng thẳng như ly dị, thất nghiệp kéo dài, uống rượu, bệnh tật hoặc các vấn đề ma túy khác, hoặc cư xử quá khó khăn với trẻ.
· Cha mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự đùa giỡn trêu chọc, la hét, không vâng lời và mè nheo của trẻ.
· Cha mẹ xử lý qua loa và trẻ vẫn còn biểu hiện của sự tức giận tiềm ẩn.
· Trẻ em học được rằng chúng sẽ đạt được điều mình muốn nếu nổi cơn ngang bướng và thịnh nộ. Chúng sẽ ngày càng không vâng lời, nổi loạn và hung hăng
Cô Carol Tayris, trong cuốn sách của mình “Sự giận giữ: cảm xúc của sự hiểu lầm” đã viết về các kiểu mẫu xuay quanh những việc đã xảy ra hàng trăm lần. Cô nhận thấy kiểu mẫu có các quá trình như sau:
· Đứa trẻ bị tấn công, chỉ trích, bị hét vào mặt bởi một người đang nổi giận, ba mẹ hoặc anh chị chúng
· Đứa trẻ sẽ phản ứng lại một cách kịch liệt
· Khi người lớn nhượng bộ, trẻ sẽ càng lấn tới. Và chúng học được cách sử dụng chiến lược rên rỉ, la hét, ngang bướng và thịnh nộ.
Khi các thành viên khác trong gia đình cũng sử dụng những phương pháp này, các vấn đề sẽ ngày càng trầm trọng. Trung tâm Học tập xã hội Oregon đã nghiên cứu thấy rằng khi sự giận giữ tương tác lẫn nhau kéo dài lâu hơn 18 giây, gia đình đã có cơ hội gia tăng phát sinh bạo lực. Khi lời nói hoặc la hét qua lại lẫn nhau nó thường dẫn đến xung đột tay chân.
Vấn đề này xảy ra thường xuyên, mặc dù không phải luôn luôn như vậy. Đây là một cách nuôi dạy con vô lý, không phù hợp. Giải pháp nằm ở chỗ ngừng la hét, nhiếc móc, hoặc đánh đòn. Giữ bình tĩnh, tuân theo các yêu cầu và quy định rõ ràng, nhắc nhở và khen ngợi những hành vi thích hợp của trẻ và bỏ qua những hậu quả nhỏ.
Bạn nên tìm hiểu làm thế nào để nuôi dưỡng có kỷ luật và hiệu quả với trẻ. Những bậc cha mẹ quá độc tài, luôn áp dụng những kỷ luật khắc khe cũng như những bậc cha mẹ quá dễ dãi không có kỷ luật đều không tốt. Sự cân bằng là quan trọng. Sự rõ ràng trong các quy định, các tiêu chuẩn cũng quan trọng như tôn trọng quyền của trẻ.
Nguồn:www.ext.colostate.edu
0 Response to "SỰ NGANG BƯỚNG VÀ CƠN THỊNH NỘ CỦA TRẺ 3 TUỔI"
Đăng nhận xét