LÀM SAO BIẾT CON BẠN CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT? (PHẦN 2)


Phần trước đã nói qua về các biểu hiện của trẻ tài năng, bạn có thể tìm hiểu ở đây.

Có nhiều nguyên nhân để bạn phải tìm hiểu con bạn có năng khiếu đặc biệt hay không?



Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng rất có giá trị khi thử trải nghiệm các phương pháp kiểm tra xem con mình có năng khiếu tiềm ẩn hay không. Tuy nhiên, có những vấn đề bạn nên cân nhắc khi thực hiện các biện pháp kiểm tra:


  • Nhận biết các điểm mạnh điểm yếu của con trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ lên kế hoạch học tập hợp lý.
  • Chờ đợi nhà trường thực hiện các bài kiểm tra này đối với trẻ có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của bài kiểm tra, tốt nhất bạn nên thực hiện việc này hàng năm.
  •  Nhiều học sinh có năng khiếu thường có biểu hiện gây rối và vi phạm kỷ luật của trường học. Các hành vi của trẻ có năng khiếu thường bị nhầm lẫn với các rối loạn chú ý như ADD (Rối loạn thiếu tập trung) và ADHD (rối loạn hiếu động thái quá).

     Do đó, các kiểm tra sẽ xác định giữa một trẻ có năng khiếu hay trẻ có hội chứng rối loạn ADHD, hội chứng Asperger và các vấn đề khác càng sớm tốt. Bạn có biết rằng trẻ Asperger có một số đặc điểm của tự kỷ nhưng đồng thời nhiều trẻ Asperger cũng rất thông minh và trưởng thành sớm không?
  • Những đứa trẻ có năng khiếu thường dễ dàng giải quyết các vấn đề chúng gặp phải hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi với mình. Khả năng của trẻ thường được phát triển mạnh mẽ khi được đặt chung với những đứa trẻ có khả năng  tương tự mình.

    Trong môi trường không phù hợp, những năng khiếu của trẻ có thể bị thui chột. Không may mắn là những trẻ có năng khiếu hay tài năng thường hướng nội khủng khiếp, cha mẹ và bạn bè thường hiểu lầm chúng, và những khả năng tiềm ẩn này sẽ bị bóp chết.

     Sự nhàm chán và không có sự cạnh tranh ở trường sẽ khiến trẻ chọn cách bỏ qua năng khiếu của mình hay chọn một hướng đi khác mà không sử dụng năng khiếu của mình.



Các bài kiểm tra trẻ
Kiểm tra để phát hiện những năng khiếu của trẻ là một việc yêu cầu chuyên môn rất cao, vì vậy nếu bạn muốn con bạn được kiểm tra bởi một chuyên gia thì chi phí cho nó là đắt kinh khủng. Chúng tôi khuyến nghị khuyên bạn nên sử dụng một chuyên gia tâm lý, tốt nhất là nên có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng khiếu trẻ.

Hai bài kiểm tra IQ chính là bài kiểm tra trí thông minh cho trẻ của Wechsler – phiên bản LV và Binet Stanford (phiên bản V). Những trẻ có số điểm kiểm tra trên 120 là những đứa trẻ thông minh. Từ 160 điểm trở lên là cực kỳ thông minh. Tuy nhiên các bài kiểm tra IQ này có hạn chế của nó.

Một trong số đó là các bài kiểm tra trí thông minh (như kiểm tra IQ) có khả năng di truyền từ bố mẹ là rất lớn (mặc dù không hoàn toàn như vậy). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa trí thông minh và năng khiếu chỉ là tương đối. Trẻ tài năng không nhất thiết phải có điểm kiểm tra IQ cao, vì một số trí thông minh không được kiểm tra tốt trên bài kiểm tra IQ. 



Cách tốt nhất là hãy đánh giá trẻ trong một cái nhìn toàn diện. Trí tuệ cảm xúc, tài năng âm nhạc, thể thao, thủ công, ngôn ngữ… là những phần đánh giá quan trọng trong cái nhìn toàn diện đó. Đó cũng chính là lý thuyết trí thông minh đa dạng của tiến sĩ Howard Gordner. Bạn có thể tìm hiểu về Đa trí tuệ ở đây.

Một sự đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trẻ, cách trẻ thích nghi với xã hội và những biểu hiện khác nhau về cảm xúc của trẻ.

Trích dẫn hướng dẫn của Hiệp hội Quốc Gia những đứa trẻ tài năng: “Cách thực hiện tốt nhất là sử dụng nhiều phương pháp và chỉ số hợp lệ từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá và nhận thức các trẻ có tài năng. Thông tin nên được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (người bảo hộ/gia đình, giáo viên, trẻ, và những người khác có hiểu biết đáng kể về trẻ) theo những phương pháp khác nhau (quan sát, phỏng vấn, các sản phẩm…) ở những ngữ cảnh khác nhau (trong trường hoặc ngoài trường). ”



Dịch: bbCat (DATA4KID)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • Twitter
  • RSS

0 Response to "LÀM SAO BIẾT CON BẠN CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT? (PHẦN 2)"

Đăng nhận xét