LÀM SAO BIẾT CON BẠN CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT? (PHẦN 1)
Tôi đã rất thích thú khi đọc được một bài báo trên TimeAsia có tựa
đề là “Những thần đồng”. Nó đưa ra hồ sơ của 7 đứa trẻ Châu Á tài năng nhất.
Abigail Sin (10 tuổi) là nghệ sĩ dương cầm trẻ nổi tiếng nhất của Singapo; Chandra Sekar (12 tuổi) từ Ấn Độ là Kỹ sư hệ thống trẻ nhất của Microsoft, Ai Fukuhara (14 tuổi) hiện đang được đào tạo để tham dự Thế vận hội sắp tới tại Athens và được coi là Tiger Woods của bóng bàn Nhật Bản …
Abigail Sin (10 tuổi) là nghệ sĩ dương cầm trẻ nổi tiếng nhất của Singapo; Chandra Sekar (12 tuổi) từ Ấn Độ là Kỹ sư hệ thống trẻ nhất của Microsoft, Ai Fukuhara (14 tuổi) hiện đang được đào tạo để tham dự Thế vận hội sắp tới tại Athens và được coi là Tiger Woods của bóng bàn Nhật Bản …
Và còn rất nhiều cái tên nữa trong danh sách ..... Những đứa trẻ có tài năng vượt trội đến từ khắp các dân tộc, chủng tộc, các khu vực địa lý và các vùng kinh tế khác nhau. Nhiều bậc cha mẹ sẽ tự hỏi, năng khiếu của trẻ là bẩm sinh hay được nuôi dưỡng?
Từ điển của Đại học Meriam Webster định nghĩa thuật
ngữ “tài năng” như sau:
Có khả năng tự nhiên tuyệt vời
Biểu hiện của một khả năng đặc biệt
Những đứa trẻ tài năng được định nghĩa là những trẻ có những tố chất, năng lực nổi trội và có khả năng tận dụng có hiệu quả
các khả năng đó. Những tố
chất, năng lực vượt trội đề cập
chung đến khả năng trí tuệ, năng
khiếu của từng môn học cụ thể, khả năng lãnh đạo, năng khiếu cảm thụ hay biểu
diễn nghệ thuật, khả năng sáng tạo hay năng lực thể thao.
Hầu hết các trẻ tài năng thường có khả năng tập trung và ghi nhớ tốt.
Không có một hình mẫu nào dành cho trẻ tài năng có những khả năng đặc biệt, những
môi trường sống sẽ hình thành nên những tính cách khác nhau của trẻ. Những
thành tích đạt được cũng rất khác nhau. Sự khác biệt giữa chúng là dễ dàng tìm
thấy, dù trong cùng một lĩnh vực.
Một vài trẻ rất giỏi ở một số khả năng nhưng lại rất yếu ở những khả năng khác. Những nhà toán học tài năng có thể chỉ là một người có khả năng đọc trung bình, những nghệ sĩ thiên tài lại rất tệ với bộ môn toán và những trẻ có khả năng biết đọc sớm lại có thể thiếu kỹ năng sắp xếp thời gian và tổ chức công việc.
Một vài trẻ rất giỏi ở một số khả năng nhưng lại rất yếu ở những khả năng khác. Những nhà toán học tài năng có thể chỉ là một người có khả năng đọc trung bình, những nghệ sĩ thiên tài lại rất tệ với bộ môn toán và những trẻ có khả năng biết đọc sớm lại có thể thiếu kỹ năng sắp xếp thời gian và tổ chức công việc.
Đặc điểm phổ biến ở những trẻ tài năng:
Trong thế giới kinh doanh, nhiều nhà nghiên cứu quản lý đã cố gắng
để tìm thấy những đặc điểm và tính cách của các nhà lãnh đạo những công ty
thành công, vì họ tin rằng có thể tạo ra các nhà lãnh đạo giỏi bằng cách nuôi
dưỡng và đào tạo.
Tương tự như vậy, những phẩm chất và đặc điểm chung được tìm thấy ở những đứa trẻ tài năng, mặc dù không có đứa trẻ nào có tất cả những đặc điểm đấy. Một cách mà cha mẹ có thể biết con cái họ có thể có năng khiếu đặc biệt nếu bé có biểu hiện tập trung vào các hành vi, hoạt động, hay những môn học.
Dưới đây là danh sách các đặc điểm phổ biến của trẻ tài năng ở các độ tuổi bốn, năm, sáu:
- Bày tỏ sự tò mò về nhiều thứ
- Hỏi những câu hỏi sâu
- Có lượng từ vựng rộng lớn và sử dụng cấu trúc câu phức tạp
- Có khả năng thể hiện bản thân tốt
- Giải quyết vấn đề bằng những cách độc đáo
- Có trí nhớ tốt
- Thể hiện một tài năng khác thường trong âm nhạc, hội họa, nghệ thuật
- Thể hiện một trí tưởng tượng phong phú
- Sử dụng những điều đã được học trong hoàn cảnh thực tế
- Có khả năng khác thường trong việc sắp xếp theo một logic hợp lý
- Thảo luận và đưa ra ý tưởng
- Tiếp thu nhanh kiến thức
- Mong muốn làm việc độc lập và tự chủ động
- Biểu hiện sự hài hước và khôn khéo
- Có thể tập trung lâu và sẵn sàng chấp nhận một thử thách có thời gian dài
- Quan sát
- Thể hiện khả năng tạo ra những câu chuyện và nói với nhau
- Thích thú trong việc học
Một đứa trẻ tài năng có thể sẽ không biểu hiện hết tất cả những đặc
điểm trên cùng một lúc. Nhưng cha mẹ và những chuyên gia có thể nhận thấy những đặc điểm này khi
quan sát trẻ qua một thời gian dài.
Hết phần 1
Hẹn gặp lại các bạn ở phần 2
Nguồn: www.brainy-child.com
Dịch: bbCat (DATA4KID)
0 Response to "LÀM SAO BIẾT CON BẠN CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT? (PHẦN 1)"
Đăng nhận xét